Cách đây 100 năm, nhà sáng lập hãng ôtô Ford đã khiến cả thế giới ngạc nhiên về tài kinh doanh khi tăng gấp đôi lương cho công nhân lên đến 5 USD/ngày. Không phải là người mềm lòng, ông đã chơi một "canh bạc được ăn cả, ngã về không" mà một giám đốc điều hành có tầm nhìn hạn hẹp trong thời đại ngày nay không thể thấu hiểu.
Vào ngày 5/1/1914, kinh tế thế giới chứng kiến một hành động cải cách đáng kinh ngạc. Henry Ford, nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty ôtô Ford đã tự tăng lương gấp 2 lần cho hàng ngàn công nhân sản xuất lên đến 5 USD/ngày làm việc so với 2,38 USD trước đây. Công ty của Henry Ford là doanh nghiệp tiên phong thường gây ra bất ngờ về sự phát triển nhanh chóng để hình thành nên nền công nghiệp mang tính biểu tượng của nước Mỹ. Henry Ford đã thật sự được tôn kính từ một người tưởng chừng như chẳng biết gì về công nghiệp ôtô, có tính tình lập dị, gàn dở. Nhưng việc tăng lương đột xuất lại nảy sinh vấn đề khác. Khi trả một mức lương quá ư là ưu đãi như trên do thị trường đòi hỏi, Ford bị chính các đồng nghiệp phản đối dữ dội, họ cho rằng hành động này đã và “đặt toàn bộ nền công nghiệp ôtô của Mỹ vào tình thế nguy hiểm”. Thời báo Phố Wall, bấy giờ mỉa mai rằng: Vì Ford không chú ý đến tuổi thọ dịch vụ đang cung cấp, không tuân theo các quy luật kinh doanh có nêu trong Kinh Thánh nên ông sẽ chẳng thu được gì. Tờ báo này còn cảnh cáo hành động đó có thể dẫn ông xuống địa ngục. Tình thế lúc đó do công nhân từ phân xưởng lắp ráp này đến phân xưởng lắp ráp kia đều mong mỏi có đồng lương tốt hơn. Công nhân Mỹ khi đó liên tục đòi tăng lương đến nỗi thường xuyên xảy ra bạo lực. Và Ford đã dám mạo hiểm chơi một canh bạc khó hơn. Công ty ôtô Ford quyết định kinh doanh sản xuất hàng chất lượng cao. Những chiếc ôtô đầu tiên được ông đánh số, chẳng hạn như chiếc N, kiểu dáng 1930 có giá khoảng 3.000 USD và bấy giờ chỉ có 1% khách hàng giàu có mới có thể bỏ tiền mua loại xe sang trọng này. Henry Ford đã nhận ra công nghiệp ôtô sẽ ngày càng phát triển về khối lượng sản phẩm cũng như sản phẩm được ưa chuộng. “Tôi sẽ xây dựng một nền công nghiệp ôtô cho toàn dân”, Henry Ford táo bạo tuyên bố. Thông qua sáng tạo không ngừng, liên tục tiếp thu cái mới và phát triển dây chuyền lắp ráp hiện đại, Ford đã cho ra đời mẫu xe giá bình dân đầu tiên chỉ với 500 USD và khi đó công ty này đã bán được 250.000 chiếc xe/năm - một con số kỷ lục mà ngày nay bất kỳ hãng ôtô nào cũng khao khát. Nhưng vào năm 1913, mức thu nhập bình quân của người dân Mỹ chỉ khoảng 354 USD. Mỹ chưa có một ngành công nghiệp tín dụng phát triển dành cho khách hàng. Người dân phải chi trả mọi thứ bằng tiền lương được hưởng và tiền tiết kiệm. Đây là triết lý kinh doanh của Ford: các công ty cần phải quan tâm trong việc đảm bảo rằng công nhân của họ có thể mua các sản phẩm do chính họ sản xuất. Nói cách khác, người sử dụng lao động đóng một vai trò trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Khi được trả lương cao hơn, bạn hoàn toàn có thể giảm được chi phí hiện tại xuống mức thấp hơn, điều đó dẫn đến một doanh nghiệp bền vững và liên tục có lợi nhuận theo thời gian. Nếu ôtô là sản phẩm được sản xuất đại trà chủ yếu dành cho người dân Mỹ nói chung, không phải cho những người giàu có, Ford sẽ cố gắng trả lương cho công nhân của ông để họ có thể đủ tiền mua các sản phẩm mà chính họ đã miệt mài lao động cả ngày. Tất nhiên Ford đã đúng. Và đó là di sản để lại trong lịch sử công nghiệp ôtô. Trả lương 5 USD/ngày cho công nhân đã không giết chết Ford như nhiều nhà tư sản nước này cảnh báo. Vào năm 1916, lợi nhuận của Công ty ôtô Ford tăng gấp đôi và doanh số bán hàng tiếp tục bùng nổ: "Trả 5 USD cho 9 giờ làm việc là một trong những động thái cắt giảm chi phí hiệu quả nhất mà chúng tôi từng làm”, ông Ford bộc bạch. Tất nhiên, các công ty Mỹ hầu hết chẳng màng đến tầm nhìn sâu sắc của Ford. Tệ hại hơn, điều đó xảy ra vào đúng lúc người ta cố gắng kêu gọi nhau giảm lương công nhân. Vào năm 1921, Ford đã nắm trong tay nửa thị trường ôtô Mỹ và nhờ giảm chi phí sản xuất, tăng lương cho người lao động, nên giá bán một chiếc xe kiểu dáng T thấp hơn mức thu nhập bình quân hàng năm của người dân Mỹ. Ford đã đi tiên phong trong ngành công nghiệp khổng lồ và là người trả lương cao nhất cho công nhân nước này và đã biến Detroit trở thành đô thị có mức thu nhập cao. Việc ban bố luật được Quốc hội Mỹ thông qua vào những năm 1930 đã trao quyền cho các tổ chức công đoàn và được quyền áp mức lương tối thiểu cấp liên bang. Nên, trong những năm 1940 - 1950, một hiệp ước quan trọng giữa người lao động và chính phủ có thời hạn 5 năm đã ra đời, do đó vào thời gian này ở Mỹ không xảy ra đình công, hàng năm công nhân được tăng lương đều đặn, thỏa thuận tăng lương hưu giữa General Motors (tạm hiểu: Ôtô cho toàn dân) và Hiệp hội Công nhân sản xuất ôtô Mỹ (United Auto Workers) được ký kết vào năm 1950 đã được mệnh danh là Hiệp ước Detroit - để tiếp tục cải thiện chất lượng sống cho người lao động. Quan trọng hơn, tuyên bố bị xem là lập dị của Ford chính là tiền đề cho hàng loạt hành vi cá nhân lẫn tập thể từ thành phần kinh tế tư nhân cho đến nhà nước đều tăng lương rất nhiều cho công nhân nghèo ở Mỹ và giúp mở đường cho sự thịnh vượng trên khắp đất nước này kể từ nửa sau thế kỷ XX. Vào những năm 1920, nhiều công ty đã bắt đầu trợ cấp hưu trí, chăm sóc sức khỏe và tăng lương cho người lao động.
Đến năm 1975, tiền lương công nhân Mỹ cơ bản tăng 50% trong tổng sản phẩm quốc nội. Công nhân Mỹ cơ bản đã giành được quyền lợi riêng trong suốt những năm 1980 - 1990; vào năm 2001, mức lương vẫn chiếm 49% GDP. Nhưng vào năm 2012 chúng giảm xuống 43,5% - một mức lương rẻ bèo trong thời hiện đại. Mức thu nhập bình quân hộ gia đình giảm liên tục trong 2 năm (từ năm 2010- 2011) và mức thu nhập bình quân hộ gia đình trong độ tuổi lao động giảm 12,4% từ năm 2000-2011 chỉ còn 55.640 USD, một thời kỳ mà kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 18%. Bảng xếp hạng tiền lương theo phần trăm (%) GDP và lợi nhuận doanh nghiệp trong những năm qua chẳng khác gì bụng một con hà mã trông rất to nhưng đói meo. Có điều gì đó rất sâu sắc trong nền văn hóa đương đại lẫn văn hóa chính trị của Mỹ, trong khu vực kinh tế công và tư nhân đều ủng hộ đề xuất người sử dụng lao động nên trả tiền lương càng ít càng tốt theo từng giai đoạn, tùy theo mỗi thời điểm trong chu kỳ kinh tế. Nói chung, các công ty đang ở vị thế tốt hơn so với trước kia để trả lương cao hơn cho công nhân. Nhưng thật đáng buồn, các ông chủ đã không đồng ý tăng lương, thậm chí ngay cả khi họ có thể. "Tôi luôn luôn cố gắng thuyết phục người lao động của chúng tôi rằng chúng tôi chưa bao giờ làm ra đủ tiền. Chúng tôi chưa bao giờ kiếm đủ lợi nhuận", đây là lời than nghèo, kể khổ của ông Caterpillar, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Doug Oberhelman nói với người lao động để né tránh việc tăng lương. Do đó, Caterpillar đã cắt giảm lợi nhuận kỷ lục trong năm 2012 và sau đó vào đầu năm 2013, bị công đoàn hối thúc, họ phải chấp nhận tăng lương cho công nhân sau 6 năm đóng băng. Henry Ford là một trong những nhà sử dụng lao động vĩ đại nhất trong thời đại của mình, ông luôn tăng lương cao hơn, trả lương cao hơn so với thị trường đã buộc ông phải làm như thế. Ông đã thành lập nên những tiêu chí và tiêu chuẩn mới. Nhưng các lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay đều nghĩ chẳng có lý do gì để trả mức lương không liên quan đến chi phí sản xuất (tức là các ông chủ người Mỹ không quan tâm đến đồng lương của người lao động có thể đủ trang trải chi phí sinh hoạt cuộc sống hay không) và hầu như không có ai dám liều lĩnh làm lại những việc mà Henry Ford đã làm. Đó là điều đáng bàn. Chi phí nhân lực lao động thấp ngày càng trở nên rõ ràng và đã được ghi nhận rộng rãi. Nhưng chi phí sản xuất và kinh doanh quan trọng so với mức lương tối thiểu cho đến nay vẫn mập mờ và khó hiểu. Nhiều doanh nghiệp cỡ bự của Mỹ đều trả lương càng ít để càng có lợi cho họ, khiến sức tiêu thụ của người lao động giảm rõ rệt, thế rồi họ băn khoăn tự hỏi vì sao khách hàng của họ không đủ khả năng tiêu dùng (Như đã nói ở trên, công nhân cũng chính là khách hàng mua sắm sản phẩm do chính họ làm ra). Ngay chính Henry Ford cũng hoang mang sau khi quyết định tăng lương lên 5 USD/ngày cho công nhân. Nhưng rồi, nhờ sự táo bạo đó, ông đã tạo nên một đế chế công nghiệp ôtô hùng mạnh có sức ảnh hưởng toàn cầu cho nền kinh tế Mỹ |